Mục Lục
- Theo Luật Mới Sửa Đổi Lỗi Không Đội Nón Bảo Hiểm Phạt Bao Nhiêu Tiền?
Theo Luật Mới Sửa Đổi Lỗi Không Đội Nón Bảo Hiểm Phạt Bao Nhiêu Tiền?
Theo luật pháp Việt Nam người điều khiển và người ngồi trên các phương tiện xe moto, xe máy không đội nón bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền khi tham gia giao thông.
Nhiều người khi tham gia giao thông vẫn không đội nón bảo hiểm hoặc đội mũ không cài quai đúng quy định. Mặc dù các quy định ngày càng thắt chặt hơn. Các quy định và nghị định mới ban hành có hiệu lực từ 01/01/2022. Thì không đội nón bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền, cao hơn hay thấp hơn luật cũ.
Không đội nón bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền
Từ Ngày 01/01/2022, Lỗi Không Đội Mũ Bảo Hiểm Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền Theo Những Điều Luật Nào?
Dựa trên thông tin trong các nghị định mới ban hành của Chính phủ, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Xử lí vi phạm không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Các Hành Vi – Vi Phạm Bị Xử Phạt Cụ Thể Như Thế Nào?
Đối Với Người Điều Khiển Xe Moto, Xe Máy (Kể Cả Xe Máy Điện, Xe Đạp Điện)
Khi tham gia giao thông còn một bộ phận lớn người dân vẫn không chấp hành đội mũ bảo hiểm đúng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tại điểm B Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP nêu rõ mức phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với hành vi người điều khiển xe moto, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Mức phạt từ 400.000 đến 600.000 đối với người không đội nón khi tham gia giao thông
Bên cạnh đó, thông tin trong nghị định có chỉ ra rằng nếu người điều khiển hoặc ngồi trên xe không cài mũ hoặc cài không đúng quý định vẫn bị xử phạt với mức tiền tương tự.
Trường hợp đội nón nhưng không cài quai vẫn phải chịu phạt mức tương tự
Như vậy, để tránh bị lực lượng chức năng kiểm tra và xử lý phạt tiền, bạn nên biết đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi tham gia giao thông.
Người Ngồi Sau Xe Moto, Xe Máy (Kể Cả Xe Máy Điện, Xe Đạp Điện) Không Đội Mũ Bảo Hiểm Bị Phạt Bao Nhiêu?
Theo quy định tại điểm e, khoản 6 điều 11 của Nghị định 123/2021/NĐ-CP có nêu:
“Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ”.
Như vậy, với mức phạt hiện hành thì số tiền phạt cho hành vi không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe moto, xe máy khi tham gia giao thông sẽ bị phạt gấp đôi so với quy định cũ. Mọi người cần hiểu và nắm chắc luật để tham gia giao thông được an toàn và đúng luật.
Trường Hợp Cả 2 Người Ngồi Trên Xe Không Đội Mũ Bảo Hiểm Thì Bị Phạt Bao Nhiêu?
Trường hợp này người tham gia giao thông đã mắc hai lỗi đó là:
- Người điều khiển xe moto, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Người ngồi sau xe moto, xe máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Dựa trên các điều luật của Nghị định 123/2021/NĐ-CP được nêu ở trên. Hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng cho mỗi lỗi vi phạm. Như vậy, tổng mức phạt cho hành vi trong trường hợp này có thể lên đến từ 800.000 đến 1.200.000 đồng. Đây là một mức xử phạt rất cao cho một hành vi vi phạm tưởng chừng rất đơn giản. Số tiền phạt này đã cao gấp đôi so với trong quy định cũ.
Luật mới không đội mũ bảo hiểm đúng quy định bị phạt bao nhiêu
Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Hoặc Tăng Mạnh Khi Xử Phạt Người Vi Phạm Giao Thông
Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Mức Xử Phạt (Theo Điều 9 Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 2012):
- Người vi phạm có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả. Hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
- Người vi phạm thật sự hối lỗi, khai báo đúng sự thật, tích cực hợp tác với cơ quan chức năng để xử lý.
- Người vi phạm bị ép buộc. Hoặc có sự lệ thuộc về vật chất và tinh thần đối với người khác.
- Đối tượng người vi phạm đặc biệt như phụ nữ mang thai, người già yếu, người đang có bệnh trọng, người khuyết tật bị hạn chế khả năng.
Các Tình Tiết Tăng Mạnh Mức Phạt (Theo Điều 10 Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 2012):
- Vi phạm hành chính có tổ chức.
- Tái phạm nhiều lần.
- Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính.
- Có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
Trường hợp nào được giảm nhẹ xử lý do không đội mũ bảo hiểm
Trường Hợp Nào Được Loại Trừ Xử Phạt Lỗi Không Đội Mũ Bảo Hiểm
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định loại trừ xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong những trường hợp sau:
- Tình huống gấp đang chở bệnh nhân đi cấp cứu
- Chở trẻ em dưới 06 tuổi.
- Người chở áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật
Chở trẻ em dưới 6 tuổi (trẻ em không đội) sẽ không bị phạt khi tham gia giao thông
Lưu ý, các trường hợp trên chỉ áp dụng cho người được chở. Ví dụ: Bạn đội mũ bảo hiểm điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chở những người thuộc các trường hợp trên. Không đội mũ bảo hiểm thì mới được loại trừ xử phạt.
Hy vọng với những thông tin về trên sẽ giúp các bạn hiểu. Và nắm vững luật để tham gia giao thông an toàn và đúng luật. Địa chỉ mua nón chính hãng: https://bikersaigon.net/